Trong thời gian gần đây, thị trường bất động sản ở một số khu vực và phân khúc đã bước vào giai đoạn tăng trưởng, đồng thời mức giá cũng tăng lên. Điều này đã khiến nhiều nhà đầu tư quyết định đầu tư mạnh mẽ hơn, họ đã lo lắng về việc bỏ lỡ cơ hội sinh lời.
Nội dung bài viết
Nhiều nhà đầu tư bất động sản đã mạnh tay xuống tiền
Trong nửa đầu năm 2023, kỳ vọng giá bất động sản “còn xuống nữa, chờ đi” tương đối phổ biến, song tới thời điểm hiện tại, giao dịch và mức giá bất động sản một số khu vực, phân khúc thị trường đã tăng trở lại. Lúc này, nhiều nhà đầu tư đã mạnh dạn xuống tiền và trong một số trường hợp kích thích tâm lý sợ bỏ lỡ cơ hội đầu tư.
Một điểm sáng khác trong bức tranh thị trường bất động sản là số lượng, giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp bất động sản đang có dấu hiệu ấm dần. Chẳng hạn, trong tháng 8, có 7 doanh nghiệp bất động sản phát hành trái phiếu với tổng giá trị lên tới 22.905 tỷ đồng, con số này gần bằng một nửa tổng giá trị phát hành của nhóm bất động sản trong 6 tháng đầu năm 2023 (62.512 tỷ đồng).
Thị trường bất động sản hiện nay vẫn chưa thể hồi phục như thời điểm cuối năm 2021 hay đầu năm 2022, nhưng đã tốt hơn nhiều so với cuối năm 2022. Trong thời gian tới sẽ là lúc bất động sản tiếp tục phục hồi, nhất là khi những rào cản pháp lý dần được gỡ bỏ, một số quy định thắt chặt trước kia nay tạm thời chưa áp dụng, trong khi nguồn vốn giá rẻ ngày càng nhiều và kết cấu hạ tầng tiếp tục được cải thiện với tâm lý đầu tư đã đỡ bị “ức chế” so với những tháng đầu năm 2023 và quý cuối 2022.
NHNN công bố 5 giải pháp tín dụng cho thị trường bất động sản
Theo lãnh đạo NHNN, hiện nay, thị trường BĐS vẫn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong đó có nhiều tồn tại, vướng mắc đã kéo dài như vướng mắc về hệ thống thủ tục pháp lý liên quan đến đất đai, quy hoạch, đầu tư xây dựng; Sự mất cân đối cung cầu tại các phân khúc;…
Ngành Ngân hàng sẽ tiếp tục điều hành chủ động, linh hoạt, đồng bộ, phối hợp chặt chẽ các chính sách tài khóa và chính sách kinh tế vĩ mô nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần thúc đẩy quá trình phục hồi kinh tế. Đồng thời, tiếp tục triển khai đồng bộ 5 giải pháp chính.
Thứ nhất: Rà soát, hoàn thiện khung pháp lý về hoạt động ngân hàng
Hiện nay, NHNN đang khẩn trương rà soát, đánh giá tình hình thực hiện Thông tư 03 và Thông tư 06 để kịp thời ban hành các văn bản sửa đổi, bổ sung phù hợp với thực tiễn thị trường, tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho nền kinh tế, đảm bảo an toàn hệ thống.
Thứ hai: Tăng khả năng tiếp cận vốn doanh nghiệp, người dân
Tiếp tục triển khai chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn theo Thông tư 02/2023/TT-NHNN.
Thứ ba: Bám sát Chương trình 120.000 tỷ đồng
Xem xét, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh thực hiện Chương trình, góp phần thúc đẩy việc đầu tư, xây dựng cũng như mua nhà ở xã hội của người dân
Thứ tư: Tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành
Khẩn trương triển khai hoàn thiện các quy định pháp lý nhằm hỗ trợ thị trường BĐS phát triển bền vững đồng thời kiểm soát rủi ro, bảo đảm an toàn hoạt động của tài chính tín dụng.
Thứ năm: Tăng cường công tác, giám sát; phòng, chống, ngăn ngừa các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng; bảo đảm an toàn trong hoạt động của các tài chính tín dụng.
Bất động sản đã được tháo gỡ về pháp lý
Trong những tháng cuối năm nay, thị trường bất động sản ở TP. HCM và các vùng phụ cận đang trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Nhiều dự án mới đã được mở bán với số lượng lớn, đem lại nhiều cơ hội cho những người muốn đầu tư vào bất động sản. Đồng thời, nhiều dự án đã được giải quyết các vấn đề pháp lý, giúp cho thị trường trở nên ổn định hơn và thu hút được nhiều nhà đầu tư. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng việc đón nhận quá nhiều nguồn cung mới cũng có thể gây ra tình trạng cạnh tranh khốc liệt, ảnh hưởng đến giá bán của các dự án.