Luật Nhà Ở, Luật Đất Đai Và Luật Kinh Doanh Bất Động Sản Sửa Đổi Tác Động Như Thế Nào Đến Thị Trường BĐS Việt Nam?

Ngày 13/6/2022, Quốc hội ban hành Nghị quyết 50/2022/QH15 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022.

Theo đó, tại kỳ họp thứ 6 diễn ra vào tháng 10/2023, Quốc hội dự kiến sẽ thông qua 06 luật sau đây:

1. Luật Đất đai (sửa đổi)

2. Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi)

3. Luật Nhà ở (sửa đổi)

4. Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)

5. Luật Viễn thông (sửa đổi)

6. Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự.

Như vậy: Dự kiến Quốc hội sẽ thông qua Luật Nhà Ở, Luật Đất Đai Và Luật Kinh Doanh Bất Động Sản Sửa Đổi vào kỳ họp thứ 6 diễn ra vào tháng 10/2023 sắp tới.

Luật Nhà Ở, Luật Đất Đai Và Luật Kinh Doanh Bất Động Sản sửa đổi sẽ quy định về chế độ sở hữu đất đai, quyền hạn và trách nhiệm của Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý về đất đai, việc quản lý đất đai và chế độ sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của công dân, người sử dụng đất đối với đất đai thuộc lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đây được xem là dấu hiệu cho sự chuyển biến tích cực của thị trường BĐS Việt Nam

Luật nhà ở, luật đất đai có tác động như thế nào đến thị trường Bất động sản Việt Nam

Theo các chuyên gia, Luật Đất đai (sửa đổi) được xem là một điểm sáng mở ra nhiều cơ hội mới thúc đẩy thị trường bất động sản Việt Nam phát triển lành mạnh, giúp kiểm soát tình trạng đầu cơ đất đai, mang đến sự an toàn cho nhà đầu tư và khắc phục những lỗ hổng về mặt pháp lý. Dự báo, trong những năm đầu khi Luật Đất đai (sửa đổi) được ban hành, thị trường BĐS sẽ có sự điều chỉnh, dần ổn định và minh bạch hơn, sau đó sẽ phát triển nóng và có sự bùng nổ. 

Bên cạnh đó, Luật Nhà ở sửa đổi có tác động tích cực trong việc khai thác tối đa, đầy đủ các quyền tài sản, bảo đảm lợi ích cho các chủ sở hữu, giúp thúc đẩy các hoạt động đầu tư, giao dịch liên quan đến nhà ở. Luật nhà ở cũng cóp phần thúc đẩy phát triển nhà ở đảm bảo cân đối cung – cầu, đa dạng hóa nguồn cung, tránh tình trạng thị trường phát triển nóng, bất thường, gây lạm phát kinh tế. Luật nhà ở sửa đổi giúp hệ thống tài chính nhà ở được hoàn thiện theo hướng ổn định và dài hạn, giảm phụ thuộc vào ngân sách nhà nước, đồng thời đảm bảo nguồn vốn phát triển nhà ở, đặc biệt là nhà ở cho các đối tượng chính sách.

Về tác động xã hội, Luật nhà ở quy định rõ và bổ sung đầy đủ các quyền và nghĩa của chủ sở hữu góp phần hạn chế các tranh chấp, khiếu nại liên quan đến việc thực hiện các quyền của chủ sở hữu nhà ở, góp phần tạo sự ổn định trật tự xã hội

Quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nước ngoài được luật hóa theo hướng rõ ràng, cụ thể tạo sự yên tâm về điều kiện sinh sống làm việc tại Việt Nam. Sự cải tiến của luật có thể tạo ra một môi trường pháp lý ổn định và đáng tin cậy, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia vào thị trường BĐS Việt Nam

Sự chuyển biến tích cực cũng tạo cơ hội cho đa số người dân đặc biệt là người có thu nhập thấp, trung bình tại khu vực đô thị có khả năng tiếp cận nhà ở một cách đa dạng thông qua việc mua nhà đất, thuê nhà ở phù hợp với tình hìnhhình tài chính, tạo nhiều cơ hội cho đa số người dân tiếp cận với nhà ở phù hợp với nhu cầu thực tế và khả năng tài chính nhất là các đối tượng có thu nhập thấp hoặc trung bình.

Luật Kinh Doanh Bất Động Sản Tác Động Đến Thị Trường BĐS Việt Nam

Theo Cục trưởng Cục quản lý nhà và thị trường bất động sản cho biết Luật kinh doanh bất động sản sửa đổi giúp cho thị trường BĐS tiếp tục phát triển ổn định, lành mạnh, ngân sách nhà nước qua đó sẽ tăng thu, việc tái đầu tư lại xã hội như mở rộng trường học, xây dựng công viên, phát triển nhà ở dành cho người có thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp,… sẽ có thêm nguồn lực để thực hiện tốt hơn; góp phần phát triển kinh tế xã hội, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội.

Luật kinh doanh bất động sản được sửa đổi sẽ giải quyết, tháo gỡ được nhiều vấn đề vướng mắc, khó khăn, bất cập của thị trường BĐS làm cơ sở khơi thông thị trường, khơi thông nguồn vốn cho thị trường BĐS; giải quyết cân đối hài hòa quan hệ cung – cầu của thị trường BĐS.

Về tác động xã hội, Luật kinh doanh bất động sản sửa đổi tạo ra hành lang pháp lý đầy đủ, rõ ràng, công khai, minh bạch hơn cho hoạt động kinh doanh BĐS, kiểm soát thị trường BĐS cũng như kiểm tra việc tuân thủ quy định pháp luật của tổ chức, cá nhân khi tham gia kinh doanh BĐS và BĐS đưa vào kinh doanh nhằm giúp cho thị trường BĐS, hoạt động kinh doanh BĐS của các tổ chức, cá nhân tiếp tục phát triển ổn định, lành mạnh, bảo đảm tốt hơn quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng mua, nhận chuyển nhượng, thuê, mua BĐS.

Các tổ chức, cá nhân kinh doanh BĐS được hưởng lợi từ việc hoàn thiện phù hợp với thực tiễn thị trường hệ thống quy định pháp luật về BĐS. Các tổ chức trung gian, liên quan đến thị trường BĐS như tổ chức tín dụng, văn phòng công chứng, công ty luật, các doanh lĩnh vực ngành nghề sẽ được hưởng lợi từ sự phát triển của thị trường BĐS kéo các theo nhu cầu khác về kinh tế xã hội.

Theo khonhasaigon nhận định, luật kinh doanh BĐS giúp tạo ra môi trường kinh doanh bất động sản lành mạnh và công bằng, Luật kinh doanh bất động sản đảm bảo rõ ràng và công bằng trong việc đăng ký, mua bán, cho thuê và quản lý bất động sản. Điều này giúp người mua, người bán và các bên liên quan có thể tham gia vào thị trường với sự tự tin và an tâm.

Góp phần tăng cường sự bảo vệ cho người mua và người bán, Luật kinh doanh bất động sản quy định các quyền và nghĩa vụ của người mua và người bán, đảm bảo tính minh bạch và đảm bảo cho các bên liên quan được bảo vệ trước các tranh chấp có thể xảy ra trong quá trình giao dịch. Ngoài ra, còn thúc đẩy sự phát triển bền vững của thị trường bất động sản, giúp tạo ra một môi trường kinh doanh ổn định và dự báo được.