Có rất nhiều những điều cổ xưa như ngôi trường xưa nhất, nhà hát xưa nhất, nhà thơ xưa nhất, ngôi nhà cổ nhất… Vậy bạn đã biết ở Tp.HCM có bao nhiêu ngôi nhà cổ chưa, mời bạn cùng khonhasaigon khám phá 3 căn căn nhà cổ hơn 100 tuổi tại Tp.HCM
1. Khu nghỉ dưỡng rộng 3.000m2 của ông Đỗ Văn Dũng tại Tp. Thủ Đức
Khu nhà của ông Đỗ Văn Dũng có tổng kinh phí xây dựng gần 50 tỉ đồng trên khu đất rộng 3 héc ta. Năm 2003, ông Dũng mua căn nhà cổ đầu tiên từ tỉnh Bình Dương với số tiền khoảng 2 tỉ đồng rồi về dựng lại như nguyên bản. Tiếp đến ông sưu tầm nhà cổ ở nhiều nơi khác về ráp lại, có cái thì xây mới hoàn toàn theo phong cách nhà gỗ cổ. Đến năm 2006, khu nhà của ông Dũng cơ bản hoàn thiện.
Không làm kiểu giả cổ theo kiểu nhà xưa như nhiều người, các khu du lịch, năm 2002 ông mua căn nhà có tuổi đời gần 100 năm tuổi ở Bình Dương mang về khu đất dựng lại. Ngôi nhà cổ được lắp ráp gần như nguyên bản, hoàn thành sau nửa năm với đặc trưng nhà chữ Đinh, phía trước hàng cau, cây cảnh, ao, nhà thuỷ tạ mang kiểu kiến trúc Nam bộ. Căn nhà không có nội thất được ông Dũng mua lại bằng vàng từ 20 năm trước, tương đương hơn 1,5 tỷ đồng với thời giá hiện nay. “Tôi mê kiến trúc nhà cổ xưa từ khi còn nhỏ. Khi có điều kiện tôi tự mày mò tìm hiểu, học hỏi các nghệ nhân, sách báo về kiến trúc… để thực hiện một ngôi nhà cho riêng mình”, ông Dũng chia sẻ.
Toàn bộ căn nhà có diện tích 200m2, được dựng bằng 54 cột gỗ gõ mật. Gian chính ngôi nhà có diện tích 60m2, với đầy đủ nội thất đặc trưng như bộ trường kỷ, phản, bộ bàn ghế ăn cơm, án thờ, tủ…đều có tuổi đời khoảng 50 năm. Những đồ nội thất xưa này ông sưu tầm qua nhiều năm để vừa sử dụng vừa trang trí, tạo nên nét hoài cổ đồng bộ cho không gian sống, nơi thờ tự của gia đình. Lâu nay căn nhà được ông Dũng cho các đoàn làm phim mượn miễn phí để làm bối cảnh quay.
2. Nhà cổ của bà Trần Thị Kim Hồng, ở huyện Nhà Bè, TP.HCM
So với nhà cổ ở miền Bắc, nhà vườn ở miền Trung, nhà cổ ở Đồng Nai, Bình Dương thì nhà cổ ở TPHCM mang phong cách rất đặc trưng của con người và vùng đất Nam bộ. Kiểu dáng không quá rườm rà, phong thái nhẹ nhàng thanh thoát, không gian thoáng đãng, đồng thời vẫn thể hiện được những đường nét tinh xảo của nét kiến trúc dân gian truyền thống.
Trong nhà cổ, ngoài gian chính để làm nơi bài trí thờ cúng, không gian sinh hoạt xung quanh thường rộng rãi, khuôn viên sân vườn khoáng đạt và cũng thật ấm cúng. Một trong những ngôi nhà cổ được xếp hạng di tích đầu tiên ở TPHCM là căn nhà của cố học giả Vương Hồng Sển.
Ngôi nhà cổ của cụ Vương nằm trên đường Nguyễn Thiện Thuật, phường 14, quận Bình Thạnh, gồm 5 gian 2 chái, ngang 15m, sâu 20m, tọa lạc trên mảnh đất diện tích khoảng 750m2.
Lúc sinh thời, cụ Vương Hồng Sển bỏ công tìm kiếm và mua nguyên căn nhà cổ kính này ở vùng ven miệt Phú Xuân – Nhà Bè, sau đó mang về dựng lại gần khu vực chợ Bà Chiểu vào năm 1952. Gần nửa thế kỷ sống ở đây, cụ Vương đã bỏ nhiều công sức vun bồi để căn nhà mang dáng dấp cổ xưa, những vật dụng trang trí đậm dấu ấn thời gian.
Căn nhà đến nay vẫn giữ được khá nguyên vẹn hình dáng. Những chiếc cột lớn khá chắc chắn, vững chãi đỡ phần kết cấu phức tạp của ngôi nhà. Mặt trước và bên trong nhà cổ là vô số cấu trúc, hoa văn chạm trổ công phu mang nét cổ xưa. Kèo của ngôi nhà được làm từ những thanh gỗ lớn, nhiều họa tiết điêu khắc tinh xảo, bên trong nhiều nơi bị mối mọt xâm hại. Mái ngói cổ kính và rêu phong, đặc biệt những viên gạch âm dương màu ngọc bích gắn dọc mái hiên được đánh giá là hiếm thấy.
3. Căn nhà cổ ở mặt đường Hải Thượng Lãn Ông (quận 5)
Nằm giữa góc ngã ba giao với phố thuốc bắc Hải Thượng Lãn Ông, nhà cổ số 65 Triệu Quang Phục (phường 10, quận 5) gây ấn tượng bởi nét kiến trúc Pháp, với cửa sổ vòm cao theo lối Gothic. Căn nhà thuộc sở hữu của ông Võ Văn Thái (90 tuổi).
Ông Thái cho biết công trình được xây dựng từ năm 1920, sử dụng bản đồ thiết kế kiến trúc của Pháp.“Chủ thầu xây dựng ban đầu là người Ấn Độ, sau đó được bố vợ tôi, một thương nhân người Hoa, mua lại. Trước đây, bố tôi mở cửa hàng bào chế thuốc bắc ở đây, với tên gọi là Đức Ái Dược Hàng. Vì vợ tôi là con một, căn nhà sau này được để lại cho tôi”, ông Thái kể. Căn nhà 103 tuổi, nơi sinh sống của 5 thế hệ trong gia đình ông, đã chứng kiến nhiều biến chuyển của các giai đoạn lịch sử.
Trong phòng khách còn lưu giữ bộ bàn ghế được đặt mua từ Thượng Hải vào năm 1920, vận chuyển về Việt Nam bằng đường biển, đồng bộ với nội thất khi xây nhà. “Bàn ghế này đóng bằng gỗ sưa, loại gỗ người ta vẫn gọi là ‘không tuổi’. Sau từng ấy năm, không cái nào bị gãy hay mối mọt, dùng càng lâu càng bóng. Tiếc là trong thời kỳ chiến tranh, một số cái đã bị phá hỏng, thất lạc”, ông Thái nói.
Trên đây là 3 căn nhà cổ tại Tp.HCM, nhìn những căn nhà cổ đó ta có thể cảm nhận được dòng chảy lịch sử đang tái hiện sống động trước mắt.